Gynandromorphism – tình trạng mang cả hình dáng của con đực lẫn con cái trong cùng một cơ thể – là một hiện tượng không xa lạ trong tự nhiên. Khác với các loài lưỡng tính là các loài vốn dĩ có cả bộ phận sinh dục đực và cái, các cá thể có gynandromorphism thuộc các loài có giới tính phân biệt rõ ràng, và tình trạng lưỡng tính của chúng xảy ra do lỗi trong quá trình phân chia tế bào của bào thai, cụ thể hơn là lỗi khi phân chia nhiễm sắc thể giới tính X và Y.
Thông thường, khi một tế bào phân chia, các nhiễm sắc thể sẽ được nhân đôi rồi sau đó chia đều về hai nửa tế bào. Tuy nhiên đối với NST giới tính, đôi khi sự phân chia diễn ra không đều. Ví dụ, một tế bào có cặp NST XY, khi phân chia sẽ xảy ra theo quá trình sau:
(XY) → (XXYY) → (XY) + (XY)
Trong trường hợp xảy ra bất thường:
(XY) → (XXYY) → (X) + (XYY)
Vì NST X quy định tính trạng cái, và NST Y quy định tính trạng đực, nên khi xảy ra đột biến, tế bào mang NST X sẽ thể hiện các đặc điểm của giống cái, và các tế bào mang NST XXY sẽ thể hiện các đặc điểm của giống đực.
Hiện tượng nửa đực, nửa cái thường xuất hiện ở các loài có cấu tạo đơn giản như côn trùng, nhện, giáp xác và một số loài chim. Những cá thể mang đột biết lưỡng tính thường không sinh sản được, trừ một số trường hợp rất hiếm, vì chúng thường mang cả cơ quan sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể, nhưng không phát triển hoàn chỉnh. Ở các loài động vật bậc cao, hiện tượng này không xảy ra do cơ chế phân chia tế bào phức tạp hơn và chịu tác động của hormone.